1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết

14:28 21/09/2022 Tin Tức Nguyễn Đình Viên 0 bình luận

Giao dịch liên kết là gì? Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết là gì? Có điểm nào cần lưu ý hay những cách phòng tránh các với các giao dịch này không? Để giải đáp các thắc mắc trên các bạn cùng tìm hiểu với ES-GLOCAL qua bài viết dưới đây nhé.

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm giao dịch liên kết là gì nhé.

nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết

#1. Giao dịch liên kết là gì?

Giao dịch liên kết là những giao dịch của các bên có quan hệ liên kết phát sinh trong quá trình SX, KD như hoạt động: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp DV; đi vay, cho vay, DV tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết.

Nói khác khác, giao dịch liên kết hay còn gọi là chuyển giá là hành vi xác định giá chuyển giao không theo giá thị trường. Đó là “hành động thao túng chi phí và thu nhập trong nội bộ công ty đa quốc gia tại các nước có mức thuế khác nhau để báo lãi tại nơi sẽ bị đánh thuế thấp nhất hoặc có thể diễn ra trong phạm vi một quốc gia giữa các doanh nghiệp liên kết nhưng có sự khác nhau về mặt thuế suất do ưu đãi".

Như vậy có thể thấy giao dịch liên kết chỉ phát sinh khi có các quan hệ liên kết. Vậy quan hệ liên kết là gì?

#2. Quan hệ liên kết là gì?

Căn cứ theo điều 5, Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì quan hệ liên kết gồm các quan hệ sau:

Các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

  • Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
  • Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Các quan hệ trên được Nghị định chi tiết thành 11 trường hợp (từ a - l) dưới đây bao gồm:

  • a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
  • b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
  • c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
  • d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
  • đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
  • e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
  • g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
  • h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
  • i) Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
  • k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;
  • l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.

Như vậy với 11 trường hợp trên các đối tượng giao dịch liên kết được mở rộng ra rất nhiều đi kèm với đó là việc xác định các doanh nghiệp có quan hệ liên kết càng phức tạp hơn.

#3. Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết

nhận biết giao dịch liên kết

Với việc quan hệ liên kết phức tập hơn vậy làm sao để biết được doanh nghiệp có thuộc giao dịch liên kết hay không? Trong phạm vi bài viết ES-GLOCAL sẽ điểm qua một số dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết cùng bạn đọc nhé.

#3.1 Về quan hệ liên kết

Với một số các quan hệ liên kết rõ ràng như kiểm soát về vốn hay kiểm soát về điều hành đã quá rõ ràng ES-GLOCAL sẽ không trình bày lại bạn nhé. Ở đây mình chỉ trình bày các trường hợp thường xác định không đúng hoặc không để ý thôi các bạn nhé.

- Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

Với trường hợp này bạn cần đặc biệt lưu ý vì thường xác định thiếu như: Khoản vay cá nhân, vay ngân hàng hay các khoản vay được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết. Lúc này các bạn cần xem khoản vay vốn chiếm bao nhiêu % vốn chủ sở hữu (Chỉ cần tính số dư tại thời điểm vay thôi bạn nhé); nếu bằng hoặc vượt 25% vốn chủ thì bạn cần xem khoản vay đó có chiếm bao nhiêu % giá trị khoản nợ trung và dài hạn.

Nên bất kỳ khoản vay của bạn là vay cá nhân hay vay ngân hàng bạn đều phải xem xét trong các điều kiện trên nhé.

>>> Xem thêm cách tính chi phí lãi vay hợp lý trong giao dịch liên kết tại đây nhé

- Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

Đây cũng là một trong các trường hợp rất nhiều công ty gặp phải có là cùng quan hệ về trụ sở chính được hiểu là cùng địa chỉ kinh doanh trên đăng ký kinh doanh. Hoặc hai hay nhiều công ty có công ty mẹ hoặc công ty liên kết có cùng địa chỉ trụ sở chính trên đăng ký kinh doanh. Mình lưu ý là hiện tại chỉ tính địa chỉ trên đăng ký kinh doanh thôi bạn nhé.

- Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;

Các trường hợp thường gặp phải đó là một công ty có chồng là giám đốc, một công ty có vợ là giám đốc... hoặc hai anh em ruột cùng làm giám đốc ở các công ty khác nhau...Vì vậy nếu phát sinh các quan hệ này doanh nghiệp vẫn phải kê khai giao dịch liên kết bạn nhé.

...

#3.2 Thể hiện trên báo cáo tài chính

Một trong các dấu hiệu điển hình của việc chuyển giá mà báo cáo tài chính có thể nhìn ra được đó là việc:

- Báo cáo tài chính lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn luôn mở rộng đầu tư và doanh thu ngày càng tăng;

- Các công ty lãi trong giai đoạn ưu đãi nhưng giảm lãi dần trong giai đoạn hết ưu đãi;

...

Trên đây là 2 trong số nhiều dấu hiệu điển hình về báo cáo tài chính để nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

#3.3 Một số dấu hiệu khác

Ngoại trừ một số dấu hiệu ở trên thì còn một số dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết thường gặp như sau:

- Giá bán bằng hoặc thấp hơn giá vốn;

- Chuyển giá thông qua góp vốn của bên nước ngoài là tài sản, chuyển giao công nghệ định giá quá cao;

- Chuyển giá thông qua cung cấp dịch vụ, nhiều khi dịch vụ đó chỉ làm giả các hợp đồng mà thực tế không phát sinh;

- Thanh toán các khoản phí dịch vụ như tiếp thị, quảng cáo, quản lý tư vấn, hỗ trợ, hoa hồng,… hay các chi phí phân bổ cho công ty trong tập đoàn thường không chứng minh dịch vụ đã được cung cấp;

- Thanh toán hộ cho công ty trong tập đoàn không thu phí bảo lãnh, chi phí vốn;

- Chi trả các khoản về nhãn hiệu, bản quyền, phí giấy phép không chứng minh được tính hợp lý;

- Thực hiện một số công việc không tính phí cho công ty liên kết;

...

Trên đây là những dấu hiệu thường gặp nhất của doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

#4. Một số câu hỏi thường gặp

Hỏi: Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết là gì?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết rồi bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Công ty muốn lập báo cáo giao dịch liên kết thì làm thế nào?

Trả lời: Bạn liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp bạn trong việc kê khai, lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết.

Trên đây là những chia sẻ về nhận biết khi doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/ chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết của chúng tôi.

logo zalo

Hỏi đáp Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết

menu
024 66 66 33 69
Top