1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Hợp đồng lao động thời vụ mới nhất và những quy định cần biết

17:51 13/01/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Hợp đồng lao động thời vụ được NSDLĐ và NLĐ dùng để giao kết với nhau đối với các công việc có tính chất ngắn hạn, phát sinh vào thời gian cụ thể trong một năm. Trong phạm vi bài viết này ES-GLOCAL sẽ chia sẻ tới các bạn những điểm quan trọng cần lưu ý khi thực hiện ký kết HĐLĐ thời vụ nhé!

hợp đồng lao động thời vụ
Hợp đồng lao động thời vụ (ảnh minh họa)

Để tiện theo dõi các bạn lướt qua nội dung dưới đây trước nhé:

#1. Hợp đồng lao động thời vụ là gì?

- Hiện nay Bộ luật lao động 2012, không có quy định cụ thể về khái niệm HĐLĐ thời vụ mà chỉ có quy định chung về khái niệm HĐLĐ tại Điều 15. Đồng thời trong quy định về phân loại HĐLĐ có xác định một trong những loại HĐLĐ là HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

- Từ quy định về khái niệm HĐLĐ và phân loại HĐLĐ có thể hiểu: HĐLĐ thời vụ là tên gọi khác của HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. HĐLĐ thời vụ được ký kết trong trường hợp giao kết công việc giữa người sử dụng lao động và người lao động về một công việc tạm thời, không thường xuyên, hoặc công việc xác định trong thời hạn 12 tháng.

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 BLLĐ 2012, NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ thì không phải thử việc.

#2. Mẫu hợp đồng lao động thời vụ

Hiện nay, HĐLĐ thời vụ khá phổ biến trong thị trường lao động. Dưới đây ES-GLOCAL sẽ cung cấp tới người đọc mẫu HĐLĐ thời vụ đơn giản có thể dùng cho mọi đối tượng nhé:

>> Xem thêm tải mẫu HĐLĐ thời vụ tại đây nhé!

#3. Các quy định liên quan đến hợp đồng lao động thời vụ trước ngày 1/1/2021

#3.1 Điều kiện để ký kết hợp đồng lao động thời vụ

- Để biết được điều kiện để ký HĐLĐ thời vụ thì trước tiên phải xác định tính chất công việc NLĐ tham gia là gì, nếu bản chất của công việc là theo mùa vụ, dưới 12 tháng và không có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, thì sẽ ký kết HĐLĐ thời vụ.

- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Bộ luật lao động 2012, những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, sẽ không được giao kết HĐLĐ thời vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Trừ những trường hợp như phải tạm thời thay thế NLĐ đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản;NLĐ ốm đau, bị tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác;trường hợp vi phạm, NSDLĐ sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 - 20.000.000 đồng tùy theo số lượng NLĐ mà họ vi phạm theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

#3.2 Hình thức của hợp đồng thời vụ

Căn cứ vào Điều 16 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về hình thức HĐLĐ như sau:

“1. HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói. Căn cứ Khoản 2 Điều 12 BLLĐ 2012, đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói”

Như vậy công việc theo mùa vụ có thời hạn dưới 3 tháng các bên có thể giao kết bằng lời nói. Còn đối với công việc có thời hạn 3 tháng thì việc giao kết bắt buộc phải lập thành văn bản.

#3.3 Thời hạn của hợp đồng lao động thời vụ

- Căn cứ vào Khoản 1 và khoản 2 Điều 22 BLLĐ 2012 HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; nếu không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

- Pháp luật về lao động không quy định tối đa số lần ký mà NLĐ được phép ký kết HĐLĐ thời vụ với NSDLĐ. Tuy nhiên, phải đảm bảo tổng số thời gian của nhiều lần đó trong 1 năm không được vượt quá 12 tháng. Bởi nếu tổng thời gian cho tất cả các lần ký hợp đồng cộng lại trong 1 năm mà vượt quá 12 tháng thì đó được xem là công việc có tính chất thường xuyên 12 tháng trở lên.

#3.4 Chính sách bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động thời vụ

Căn cứ Điểm a, b Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 thì đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

Như vậy kể từ ngày 1.1.2018, NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ từ đủ 1 tháng trở lên cũng phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

#3.5 Căn cứ quy định tính thuế TNCN thời vụ

- Theo khoản i điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài chính quy định:

"Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân"

- Theo điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

"c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác."

Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu 02/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

- Cá nhân làm cam kết phải đăng ký thuế và có MST tại thời điểm cam kết.

=> Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Như vậy:

- Đối với cá nhân ký hợp đồng DƯỚI 3 THÁNG nếu có Tổng thu nhập DƯỚI 2 TRIỆU đồng/lần thì khi chi trả lương, kế toán chỉ cần giữ lại CMND photo của NLĐ thôi, KHÔNG cần làm cam kết 02/CK-TNCN.

- Đối với cá nhân ký hợp đồng DƯỚI 3 THÁNG nếu có thu nhập TỪ 2 TRIỆU đồng/lần hoặc /tháng TRỞ LÊN thì khi chi trả lương, kế toán sẽ khấu trừ 10% thu nhập trước khi chi trả cho NLĐ,

=> Nếu không muốn khấu trừ 10% thì DN yêu cầu cá nhân làm bản cam kết 02/CK-TNCN.

Chú ý: Trường hợp được làm bản cam kết 02 đối với HĐTV, thử việc là cá nhân đó:

- Phải có MST Cá nhân tại thời điểm làm cam kết

- Có thu nhập duy nhất tại 1 nơi. (Nếu có thu nhập tại 2 nơi thì không được làm cam kết 02 mà phải khấu trừ 10%)

- Và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế

- Nếu các cá nhân ký hợp đồng dưới 3 tháng, trong năm dương lịch trước khi vào làm tại DN, nhưng đã đi làm ở 1 nơi khác và có thu nhập tại đó, đã có MST => Thì không được làm cam kết 02. Phải khấu trừ 10% (Nếu thu nhập từ 2tr trở lên)

>>> Xem thêm bài viết tính thuế TNCN thời vụ tại đây nhé!

#3.6 Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thời vụ

Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người sử dụng lao động:“ Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”.

#4. Một số câu hỏi thường gặp về hợp đồng lao động thời vụ

Hỏi: Hợp đồng lao động thời vụ là gì?

Trả lời: HĐLĐ thời vụ là tên gọi khác của HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. HĐLĐ thời vụ được ký kết trong trường hợp giao kết công việc giữa người sử dụng lao động và người lao động về một công việc tạm thời, không thường xuyên, hoặc công việc xác định trong thời hạn 12 tháng.

Hỏi: Hình thức của hợp đồng lao động thời vụ được quy định như thế nào?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ quy định về hình thức của HĐLĐ thời vụ bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ thì có phải thử việc không?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 BLLĐ 2012, NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ thì không phải thử việc bạn nhé.

Hỏi: Chính sách bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động thời vụ được quy định như thế nào?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ chính sách bảo hiểm xã hội đối với HĐLĐ thời vụ bạn xem tại đây nhé.

Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa tổng hợp đến bạn đọc những lưu ý quan trọng khi thực hiện ký kết hợp đồng lao động thời vụ mới nhất 2020. ES-GLOCAL xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý bạn đọc thời gian qua đã ủng hộ chúng tôi. Nếu có vấn đề chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ về ký kết hợp đồng lao động thời vụ trong thời gian sớm nhất:https://es-glocal.com/hoi-dap/.Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!

logo zalo

Hỏi đáp Hợp đồng lao động thời vụ mới nhất và những quy định cần biết

menu
024 66 66 33 69
Top