1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Chứng thư thẩm định giá là gì? Hệ thống toàn bộ những gì liên quan

06:33 03/12/2020 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Chứng thư thẩm định giá là gì? Nội dung kết quả thẩm định giá gồm những nội dung gì? Báo cáo thẩm định giá là gì? Những thông tin cần có trên báo cáo thẩm định giá.

Để có thể tiện theo dõi, các bạn lướt qua các nội dung liên quan về chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá dưới đây nhé.

Trước khi tìm hiểu về chứng thư của công ty thẩm định giá cũng như báo cáo thẩm định giá, thì sản phẩm này là kết quản của quá trình thẩm định giá của công ty thẩm định giá đủ điều kiện ban hành theo thỏa thuận bằng hợp đồng thẩm định giá.

>>> Xem thêm thẩm định giá là gì? Cẩm nang toàn tập về thẩm định giá tại đây nhé!

#1. Chứng thư Thẩm định giá là gì? Báo cáo thẩm định giá là gì

#1.1. Chứng thư thẩm định giá là gì?

Chứng thư thẩm định giá là văn bản do tổ chức, công ty thẩm định giá lập ra nhằm chứng nhận giá trị tài sản, xác nhận những điều trình bày là đúng với những phân tích bị hạn chế do các giải thiết đã được báo cáo và thẩm định dựa trên tên, địa chỉ của Thẩm định viên.

>>> Xem thêm điều kiện dự thi thẩm định viên tại đây nhé!

Chứng thư thẩm định tiếng anh là gì? Trong tiếng anh được dịch là: Valuation Certificate

#1.2. Báo cáo thẩm định giá là gì?

Báo cáo kết quả thẩm định giá là văn bản do tổ chức, công ty thẩm định giá lập, trong đó nêu rõ quá trình thẩm định giá, kết quả thẩm định giá và ý kiến của công ty thẩm định giá về giá trị của tài sản được thẩm định để khách hàng và các bên liên quan có căn cứ sử dụng cho mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá.

Báo cáo thẩm định giá tiếng anh là gì? Báo cáo thẩm định giá trong tiếng anh được dịch là: Valuation Report

#2. Cơ sở pháp lý của kết quả thẩm định giá

  • Luật giá năm 2012
  • Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều về thẩm định giá
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá (xem thêm hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành);
  • Thông tư 38/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 89/2013/NĐ CP ngày 06 tháng 8 năm 2013;
  • Thông tư 46/2014/TT-BTC quy định về quản lý, thi và cấp thẻ thẩm định viên về giá;
  • Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định về đào tạo, bồ dưỡng nghiệp vụ chuyên nghành thẩm định giá;
  • ....

>>> Xem thêm hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành tại đây!

#3. Những thông tin trên chứng thư thẩm định giá và Báo cáo thẩm định giá

Thông tin trên kết quả thẩm định giá

#3.1. Đối với Chứng thư thẩm định

  • Chứng thư TĐG bao gồm các nội dung cơ bản sau:
  • Số hợp đồng thẩm định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá;
  • Thông tin về khách hàng thẩm định giá;
  • Thông tin chính về tài sản thẩm định giá (tên và chủng loại tài sản, đặc điểm về mặt pháp lý và kinh tế – kỹ thuật);
  • Mục đích thẩm định giá;
  • Thời điểm thẩm định giá;
  • Căn cứ pháp lý;
  • Cơ sở giá trị của tài sản thẩm định giá;
  • Giả thiết và giả thiết đặc biệt;
  • Cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá;
  • Những điều khoản loại trừ và hạn chế của kết quả thẩm định giá;
  • Kết quả thẩm định giá cuối cùng;
  • Họ tên, số thẻ và chữ ký của thẩm định viên được giao chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định giá đã ký Báo cáo;
  • Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá.
  • ...

Trên đây là một số nội dung bắt buộc cần phải có trên chứng thư do công ty thẩm định giá ban hành cho KH thuê dịch vụ thẩm định giá. Ngoài các thông tin trên có thể có một số thông tin giải thích, làm rõ được quy định trong Luật Giá và các bản hướng dẫn, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

>>> Xem thêm một số trường hợp đình chỉ kinh doanh thẩm định giá tại đây!

#3.2. Đối với Báo cáo thẩm định

Nội dung chi tiết của báo cáo kết quả thẩm định giá có thể thay đổi theo đối tượng thẩm định giá, mục đích và yêu cầu tiến hành thẩm định và theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên một báo cáo kết quả thẩm định giá phải gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Tên, loại tài sản;
  • Nguồn gốc của tài sản (máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ…);
  • Vị trí của bất động sản (đất đai, nhà cửa và công trình kiến trúc khác);
  • Tên, địa chỉ, số điện thoại, số Fax của khách hàng yêu cầu thẩm định giá;
  • Ngày tháng năm thẩm định giá;
  • Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá hoặc chi nhánh;
  • Họ và tên thẩm định viên lập báo cáo thẩm định giá;
  • Họ và tên, chữ ký của giám đốc doanh nghiệp, người đứng đầu công ty thẩm định giá hoặc phụ trách chi nhánh.

>>> Xem thêm điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với Công ty thẩm định giá và Chi nhánh công ty thẩm định giá tại đây!

#4. Thời hạn chứng thư thẩm định giá và báo cáo kết quản thẩm định giá

Thời hạn của chứng thư thẩm định giá

a. Chứng thư thẩm định

  • Thời hạn hiệu lực của chứng thư thẩm định giá được quy định theo Khoản 3, Điều 32, Luật Giá 2012 có quy định về kết quả thẩm định giá thời hiệu của chứng thư là: “3. Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư TĐG.”
  • Trước khi lập chứng thư thì bạn cần xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của chứng thư. Thời điểm có hiệu lực của chứng thư là ngày, tháng, năm ban hành chứng thư.
  • Theo Khoản 7 của Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 Quy trình thẩm định giá quy định về việc xác định thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá:
  • Thời hạn có hiệu lực của kết quả, chứng thư được xác định trên cơ sở đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá; biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích thẩm định giá nhưng tối đa không quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực.

Như vậy, trong chứng thư định giá thì có thời hạn sử dụng, cụ thể ở đây là 06 tháng và bắt đầu có hiệu lực từ ngày, tháng, năm ban hành.

b. Báo cáo thẩm định giá

Về hiệu lực pháp lý của báo cáo thẩm định giá thì theo quy định trước khi lập báo cáo kết quả thẩm định giá thì bạn cần xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của chứng thư. Thời điểm có hiệu lực của báo cáo kết quả thẩm định giá là ngày, tháng, năm ban hành chứng thư định giá.

Báo cáo thẩm định giá và chứng thư sau khi được công ty thẩm định giá hoặc chi nhánh công ty thẩm định giá ký phát hành theo đúng quy định của pháp luật được chuyển cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã được ký kết.

#5. Một số câu hỏi thường gặp về kết quả thẩm định giá

Một số câu hỏi thường gặp về chứng thư thẩm định giá

Hỏi: Khi nào cần chứng thư của công ty thẩm định giá?

Trả lời: Để hiểu rõ về mục đích thẩm định giá các bạn tham khảo một số mục đích thẩm định giá xem tại đây nhé.

Hỏi: Biểu phí thẩm định giá của Bộ tài chính có hay không?

Trả lời: Hiện nay, Bộ tài chính chưa ban hành biểu phí dịch vụ thẩm định giá. Các công ty thẩm định giá tự ban hành biểu phí cho KH của họ.

Hỏi: Tiêu chuẩn thẩm định giá việt nam có hay không?

Trả lời: Có, Bộ tài chính hiện nay đã ban hành hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam các bạn có thể xem tại đây.

Như vậy, Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL đã chia sẻ về bài viết. Nếu có vướng mắc hay câu hỏi gì các bạn có thể đặt câu hỏi theo đường dẫn https://es-glocal.com/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết cẩm nang toàn tập về chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!

logo zalo

Hỏi đáp Chứng thư thẩm định giá là gì? Hệ thống toàn bộ những gì liên quan

menu
024 66 66 33 69
Top