1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Cách tính lương hưu và tuổi nghỉ hưu cho người lao động

08:04 04/01/2021 Tin Tức Thanh lan 0 bình luận

Cách tính lương hưu, độ tuổi nghỉ hưu theo từng đối tượng cụ thể như thế nào, người lao động cần biết những thông tin gì để xác định được mức hưởng lương hưu của mình, ES-GLOCAL xin chia sẻ đến bạn đọc qua bài viết dưới đây

Mức hưởng lương hưu hàng tháng người lao động được hưởng được tính bằng mức lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội nhân tỷ lệ lương hưu được hưởng. Theo đó, mức lương bình quân tháng đóng BHXH và tỷ lệ lương hưu được xác định căn cứ trên các yếu tố nhất định, cụ thể như sau

Cách tính lương hưu và độ tuổi nghỉ hưu

#1. Tuổi nghỉ hưu theo quy định

Để xác định được tỷ lệ hưởng lương hưu, người lao động cần nắm được số tuổi nghỉ hưu theo quy định của từng ngành nghề, theo đó, độ tuổi nghỉ hưu của một số trường hợp chính bao gồm:

#1.1 Người lao động làm việc trong môi trường bình thường

Người lao động thỏa mãn điều kiện đóng BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên, độ tuổi nghỉ hưu tối thiểu: người nữ từ đủ 55 tuổi trở lên, nam từ đủ 60 tuổi trở lên;

Lưu ý: Luật Lao động năm 2019 có quy định, chính thức từ ngày 01/01/2021, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong môi trường bình thường có thay đổi như sau:
Độ tuổi tối thiểu: đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ
Sau đó: mỗi năm tăng thêm 3 tháng với lao động nam và 4 tháng với lao động nữ, cho đến khi nam đủ 62 tuổi (năm 2028) và nữ đủ 60 tuổi (năm 2035).
Người lao động làm việc nặng nhọc nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc nguy hiểm, làm ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn (nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên) từ đủ 15 năm trở lên, đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên: được phép nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn không quá 5 tuổi so với quy định trên.

#1.2 Lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò

Người lao động đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên: từ đủ 50 tuổi trở lên

#1.3 Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

Lao động từ đủ 55 tuổi trở lên, đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm đến 20 năm.

Ngoài ra: người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc được phép đóng BHXH cho số tháng còn thiếu (tối đa 6 tháng) một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất (tính đóng tổng mức đóng của cả người lao động và doanh nghiệp trên mức tiền lương tháng đóng BHXH trước thời điểm nghỉ hưu). Người lao động được hưởng chế độ hưu trí từ tháng đủ điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu và đã đóng đủ BHXH.

Ví dụ: Ông A làm việc trong môi trường bình thường, tính đến ngày 01/01/2018, ông có 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Muốn được hưởng lương hưu, ông phải đóng thêm 5 tháng bảo hiểm nữa.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 TT95/2015-TT/BTC: ông A được phép đóng thêm BHXH cho đủ 20 năm để nhận lương hưu, tối đa không quá 6 tháng. Vậy, ông A có thể đóng thêm 5 tháng BHXH nữa và bắt đầu nhận lương hưu từ tháng 6/2018 nếu nghỉ (thời điểm đã hoàn thành đóng 5 tháng BHXH còn thiếu).
TH ông A dự kiến nghỉ hưu từ ngày 01/06/2018: độ tuổi nghỉ hưu để tính mức hưởng lương hưu của ông là 60 tuổi.
TH ông A dự kiến nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021: độ tuổi nghỉ hưu để tính mức hưởng lương hưu của ông là 60 tuổi 3 tháng.
TH ông A dự kiến nghỉ hưu từ ngày 01/01/2024: độ tuổi nghỉ hưu để tính mức hưởng lương hưu của ông là 61 tuổi.

#1.4 Người lao động bị suy giảm khả năng lao động

Đối với người lao động đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên bị suy giảm khả năng lao động: độ tuổi nghỉ hưu được quy định như sau:

Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động Năm nghỉ hưởng lương hưu Nam Nữ
61% -> 80% 2016 Đủ 51 tuổi Đủ 46 tuổi
2017 Đủ 52 tuổi Đủ 47 tuổi
2018 Đủ 53 tuổi Đủ 48 tuổi
2019 Đủ 54 tuổi Đủ 49 tuổi
Từ 2020 trở đi Đủ 55 tuổi Đủ 50 tuổi
> 81% Đủ 50 tuổi Đủ 45 tuổi

#2. Mức lương bình quân tháng đóng BHXH tính lương hưu

Mức lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được sử dụng để tính lương hưu là mức lương bình quân đóng BHXH bắt buộc của các tháng trước khi nghỉ hưu, chi tiết theo từng trường hợp cụ thể như sau:

#2.1 Người lao động đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định

Áp dụng cho người lao động là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, hưởng lương theo ngạch, bậc và các phụ cấp lương

Đối tượng áp dụng Thời điểm tham gia BHXH bắt buộc Số tháng tính lương bình quân (tháng trước khi nghỉ việc)
Người lao động đóng BHXH thuộc chế độ tiền lương do nhà nước quy định Trước 01/01/1995 60 tháng
Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 72 tháng
Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 96 tháng
Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 120 tháng
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 180 tháng
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 240 tháng
Từ 01/01/2025 trở đi Tổng số tháng đóng BHXH

#2.2 Người lao động đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quy định

Mức lương bình quân tháng để tính hưởng lương hưu người lao động được hưởng xác định bằng mức lương bình quân tháng đóng BHXH bắt buộc tính trên toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm.

#2.3 Người lao động đóng BHXH bắt buộc theo cả chế độ tiền lương của nhà nước và doanh nghiệp

Mức lương bình quân tháng để tính hưởng lương hưu người lao động được hưởng xác định bằng mức lương bình quân tháng đóng BHXH bắt buộc tính trên tổng toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm cho cả 2 chế độ tiền lương.

Lưu ý: trường hợp người lao động có 2 giai đoạn trở lên đóng bảo hiểm theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định: mức lương bình quân tháng tính hưởng lương hưu xác định giống với trường hợp người lao động đóng toàn bộ BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định.
Đối với người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: thời gian công tác ở cấp xã đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội, được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định để làm cơ sở tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

>>> Bạn đọc tham khảo mức lương đóng BHXH bắt buộc năm 2020 tại đây nhé!

#3. Tỷ lệ lương hưu trên tháng

Thời điểm nghỉ hưu

Lao động nam

Lao động nữ

Từ 01/01/2016 đến 31/12/2017

45% + (X-15)x 2% - số năm về hưu trước tuổi x 2%

45% + (X-15)x 3% - số năm về hưu trước tuổi x 2%

Từ 1/01/2018

45% + (X-16)x 2% - số năm về hưu trước tuổi x 2%

45% + (X-15)x 2% - số năm về hưu trước tuổi x 2%

Từ 1/01/2019

45% + (X-17)x 2% - số năm về hưu trước tuổi x 2%

Như trên

Từ 1/01/2020

45% + (X-18)x 2% - số năm về hưu trước tuổi x 2%

Như trên

Từ 1/01/2021

45% + (X-19)x 2% - số năm về hưu trước tuổi x 2%

Như trên

Từ 1/01/2022

45% + (X-20)x 2% - số năm về hưu trước tuổi x 2%

Như trên

Trong đó: tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa không quá 75%

X: tổng số năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

#4. Thời điểm hưởng lương hưu

Khi thỏa mãn các điều kiện về thời gian đóng BHXH bắt buộc và độ tuổi nghỉ hưu tối thiểu, người lao động được hưởng lương hưu tại thời điểm:

  • Trường hợp người lao động không xác định được ngày sinh: ngày 01/01 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu;
  • Đối với lao động bị suy giảm khả năng lao động: ngày 01 tháng liền kề với tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động;
  • Các trường hợp còn lại: tháng liền kề tháng thỏa mãn điều kiện hưởng lương hưu và người lao động đã nghỉ theo quyết định nghỉ việc;

#5. Ví dụ áp dụng

Bà M làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ thể hiện sinh năm 1962, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 25 năm, bị suy giảm khả năng lao động 61%, lập hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 01/3/2016. Biến động tiền lương của bà M trước khi nghỉ hưu như sau:
- Từ tháng 01/1990 đến tháng 12/1996 (7 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Từ tháng 01/1997 đến tháng 9/2006 (9 năm 9 tháng) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Từ tháng 10/2009 đến tháng 9/2016 (8 năm 3 tháng) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Tại ngày 01/03/2016, bà M đã 54 tuổi 2 tháng, đủ điều kiện nghỉ hưu.
Mức tiền lương bình quân tháng tính hưởng lương hưu của bà M được tính bằng: tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định (tính từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2016 và từ tháng 4/1990 đến tháng 12/1996)/ 180 tháng (do bà M nghỉ từ ngày 01/03/2016)
Tỷ lệ lương hưu bà M được hưởng bằng: 45% + (25-15) x 3% = 75%
Vậy: số tiền lương hưu một tháng bà M được hưởng bằng 75% mức tiền lương bình quân tháng tính hưởng lương hưu. Bà M bắt đầu nhận lương hưu từ ngày 01/03/2016.

Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa tổng hợp đến bạn đọc cách tính lương hưu và độ tuổi nghỉ hưu mới nhất 2020. ES-GLOCAL xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý bạn đọc thời gian qua đã ủng hộ chúng tôi. Nếu có vấn đề chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://es-glocal.com/hoi-dap/. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!

logo zalo

Hỏi đáp Cách tính lương hưu và tuổi nghỉ hưu cho người lao động

menu
024 66 66 33 69
Top